Bản quyền là gì?

Ở nhiều quốc gia, khi một người sáng tạo một tác phẩm nguyên gốc, được định hình trong một phương tiện hữu hình, thì người này nghiễm nhiên sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó. Với tư cách là chủ sở hữu bản quyền, người này được độc quyền sử dụng tác phẩm. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ chủ sở hữu bản quyền mới có thể cho phép người khác sử dụng tác phẩm đó. 

Loại tác phẩm nào được bảo hộ bản quyền?
  • Tác phẩm nghe nhìn, chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến
  • Bản ghi âm và tác phẩm âm nhạc
  • Tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và tác phẩm âm nhạc
  • Tác phẩm hình ảnh, chẳng hạn như tranh vẽ, áp phích và quảng cáo
  • Trò chơi điện tử và phần mềm máy tính
  • Tác phẩm kịch, chẳng hạn như các vở kịch và nhạc kịch

Các ý tưởng, dữ kiện và quy trình không được bảo hộ bản quyền. Theo luật bản quyền, để đủ điều kiện được bảo hộ bản quyền, một tác phẩm phải có tính sáng tạo và phải được định hình trong một phương tiện hữu hình. Tên và tiêu đề không được bảo hộ bản quyền.

Tôi có thể sử dụng tác phẩm được bảo hộ bản quyền mà không vi phạm bản quyền hay không?

Bạn có thể sử dụng nội dung được bảo hộ bản quyền mà không vi phạm bản quyền, chẳng hạn như trong các trường hợp ngoại lệ về bản quyền như sử dụng hợp lý và xử lý hợp lý, hoặc bằng cách xin phép sử dụng nội dung của người khác.

Nếu bạn có ý định dùng nhạc của người khác trong video của mình, hãy tìm hiểu thêm về các lựa chọn sử dụng nhạc sau đây:

Các tùy chọn sử dụng nhạc trong video của bạn

 

Ngoài ra, một số nhà sáng tạo nội dung cho phép người khác sử dụng lại tác phẩm của họ kèm theo các yêu cầu nhất định, gọi là giấy phép Creative Commons.

YouTube có thể quyết định quyền sở hữu bản quyền không?

Không. YouTube không thể hoà giải việc tranh chấp quyền sở hữu. Khi nhận được yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền hoàn chỉnh và hợp lệ, chúng tôi sẽ gỡ bỏ nội dung theo yêu cầu của pháp luật. Khi nhận được thông báo phản đối hợp lệ, chúng tôi sẽ chuyển tiếp thông báo đó cho người yêu cầu gỡ bỏ video. Sau đó, các bên liên quan có trách nhiệm giải quyết vấn đề này trước toà.

Bản quyền có giống với nhãn hiệu không?

Không. Bản quyền chỉ là một dạng tài sản trí tuệ. Bản quyền không giống với nhãn hiệu, vì nhãn hiệu giúp bảo vệ tên thương hiệu, khẩu hiệu, biểu trưng và các yếu tố khác xác định nguồn gốc hàng hóa/dịch vụ để không bị người khác sử dụng cho các mục đích nhất định. Bản quyền cũng khác với luật sáng chế, luật để bảo vệ các phát minh.

YouTube cung cấp quy trình gỡ bỏ riêng biệt đối với những video vi phạm luật nhãn hiệu hoặc các luật khác.

Sự khác biệt giữa bản quyền và quyền riêng tư là gì?

Việc bạn xuất hiện trong video, hình ảnh hoặc bản ghi âm không có nghĩa là bạn sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó. Ví dụ: nếu một người bạn của bạn quay phim cuộc trò chuyện giữa người đó và bạn thì người bạn đó sẽ sở hữu bản quyền đối với bản ghi video đó. Những lời mà hai người nói với nhau được bảo hộ bản quyền chung với video đó chứ không được tách riêng, trừ phi những lời nói đó được định hình từ trước.

Nếu bạn bè hoặc người khác đăng tải một video, hình ảnh hoặc bản ghi âm/ghi hình về bạn mà chưa có sự cho phép của bạn, và bạn cho rằng hành động này vi phạm quyền riêng tư hoặc sự an toàn của mình, thì bạn nên gửi đơn kiện về quyền riêng tư.

Những quan niệm sai lầm thường gặp về bản quyền

Sau đây là một số quan niệm sai lầm thường gặp về bản quyền và nguyên tắc về bản quyền trên YouTube. Xin lưu ý rằng những việc sau sẽ không bảo vệ nội dung của bạn khỏi các yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền hoặc thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID:

Quan niệm sai lầm số 1: Khi đã ghi nhận tác giả cho chủ sở hữu bản quyền thì nghĩa là bạn có thể sử dụng nội dung của họ

Việc ghi nhận tác giả cho chủ sở hữu bản quyền không mặc nhiên cho phép bạn có quyền sử dụng tác phẩm có bản quyền của bên đó. Trước khi tải video lên YouTube, bạn cần đảm bảo rằng bạn đã có được mọi quyền cần thiết đối với mọi thành phần được bảo hộ bản quyền trong video của mình.

Nếu cho rằng cách bạn sử dụng nội dung được bảo hộ bản quyền đủ điều kiện để được coi là một trường hợp ngoại lệ về bản quyền (chẳng hạn như sử dụng hợp lý hoặc xử lý hợp lý), xin lưu ý rằng kể cả khi bạn thêm nội dung gốc vào tác phẩm có bản quyền của người khác, video của bạn cũng có thể không đủ điều kiện được coi là trường hợp ngoại lệ về bản quyền. Trước khi tải video lên, hãy nhớ đánh giá kỹ nội dung của bạn và xin ý kiến tư vấn pháp lý nếu cần.

Quan niệm sai lầm số 2: Việc tuyên bố video là "phi lợi nhuận" cho phép bạn có quyền sử dụng mọi nội dung

Dù bạn không tìm cách kiếm tiền từ tác phẩm được bảo hộ bản quyền, việc khiếu nại về bản quyền vẫn có thể xảy ra. Ví dụ: Tuyên bố rằng video bạn tải lên "chỉ nhằm mục đích giải trí" hoặc "phi lợi nhuận" thôi thì vẫn chưa đủ.

Khi nói đến các trường hợp ngoại lệ về bản quyền, chẳng hạn như sử dụng hợp lý hoặc xử lý hợp lý, toà án sẽ xem xét kỹ mục đích sử dụng của bạn để đánh giá xem mục đích đó có đủ điều kiện được coi là trường hợp ngoại lệ về bản quyền hay không. Ví dụ: Khi phân tích trường hợp sử dụng hợp lý, mục đích "phi lợi nhuận" được ưu tiên nhưng không mặc nhiên có tác dụng biện hộ.

Quan niệm sai lầm số 3: Các nhà sáng tạo khác làm vậy nên bạn cũng có thể làm theo

Ngay cả khi trang web YouTube vẫn còn những video có vẻ tương tự nội dung bạn tải lên, điều đó không nhất thiết là bạn cũng có quyền đăng những nội dung đó.

Đôi khi, chủ sở hữu bản quyền cho phép một số tác phẩm của mình xuất hiện trên trang web YouTube. Ngoài ra, có những trường hợp các video rất giống nhau lại thuộc quyền sở hữu của nhiều chủ sở hữu bản quyền, và một bên có thể cấp phép còn bên khác thì không.

Quan niệm sai lầm số 4: Bạn có thể sử dụng nội dung trong CD, DVD hoặc trên iTunes mà bạn đã mua

Việc mua nội dung không có nghĩa là bạn sở hữu quyền tải nội dung đó lên YouTube. Ngay cả khi bạn ghi nhận tác giả cho chủ sở hữu bản quyền thì việc đăng các video có chứa nội dung mà bạn đã mua vẫn có thể vi phạm luật bản quyền.

Quan niệm sai lầm số 5: Nội dung mà bạn tự ghi lại từ TV, rạp chiếu phim hoặc đài phát thanh đều không vi phạm bản quyền

Việc bạn tự ghi lại nội dung không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn sở hữu tất cả các quyền để tải nội dung đó lên YouTube. Nếu nội dung bạn ghi lại có chứa nội dung được bảo hộ bản quyền của người khác, chẳng hạn như nhạc nền có bản quyền, thì bạn vẫn cần xin phép chủ sở hữu bản quyền.

Quan niệm sai lầm số 6: Tuyên bố rằng bạn "không cố ý vi phạm bản quyền"

Các cụm từ và tuyên bố từ chối trách nhiệm (chẳng hạn như "tất cả các quyền đều thuộc về tác giả", "không cố ý vi phạm bản quyền" hoặc "tôi không sở hữu") không có nghĩa là bạn được chủ sở hữu bản quyền cho phép đăng nội dung đó, và cũng không mặc nhiên đồng nghĩa với cách bạn sử dụng nội dung đó đủ điều kiện được coi là trường hợp ngoại lệ về bản quyền (chẳng hạn như sử dụng hợp lý hoặc xử lý hợp lý).

Quan niệm sai lầm số 7: Nội dung có bản quyền chỉ xuất hiện trong vài giây thì vẫn chấp nhận được

Việc sử dụng nội dung được bảo hộ bản quyền (bất kể thời lượng nội dung, kể cả chỉ là vài giây) khi chưa xin phép (các) chủ sở hữu bản quyền vẫn có thể khiến video của bạn bị khiếu kiện về bản quyền. Nếu cho rằng cách bạn sử dụng nội dung đó đủ điều kiện để được coi là trường hợp ngoại lệ về bản quyền (chẳng hạn như sử dụng hợp lý hoặc xử lý hợp lý), xin lưu ý rằng chỉ có toà án mới có thể đưa ra quyết định đó.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Các ứng dụng của Google
Trình đơn chính
5095494675661673048
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
59
false
false