Tìm hiểu về thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID

Thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID được tạo tự động khi một video tải lên trùng khớp với một video khác (hoặc một đoạn của video khác) trong hệ thống Content ID của YouTube. Tuỳ theo chế độ cài đặt Content ID của chủ sở hữu bản quyền, thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID có thể:
  • Chặn video để không ai xem được
  • Kiếm tiền từ video bằng cách chạy quảng cáo trên video đó, đôi khi chia sẻ doanh thu với người tải video đó lên
  • Theo dõi số liệu thống kê về lượng người xem video

Mỗi biện pháp nêu trên có thể tùy theo khu vực địa lý. Ví dụ: Một video bị thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID có thể được kiếm tiền ở một quốc gia/khu vực này nhưng bị chặn hoặc bị theo dõi ở một quốc gia/khu vực khác.

Lưu ý:
  • Khi bị theo dõi hoặc có thể kiếm tiền, video bị thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID vẫn xem được trên YouTube. Thông thường, chủ sở hữu bản quyền chọn theo dõi hoặc kiếm tiền từ video chứ không chặn video.
  • Thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID khác với yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyềncảnh cáo vi phạm bản quyền.
  • Thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID ảnh hưởng đến video, nhưng thường không ảnh hưởng đến kênh hoặc tài khoản của bạn.

Trong video này, bạn có thể tìm hiểu cách kiểm tra xem video của mình bị thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID hay không và cách phản hồi:

Đăng ký theo dõi kênh YouTube Creators để nắm bắt tin tức, thông tin cập nhật và những mẹo mới nhất.

Kiểm tra xem video của bạn bị thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID hay không

Nếu video của bạn phải nhận thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID, thì YouTube sẽ gửi email cho bạn. Bạn cũng có thể dùng YouTube Studio để kiểm tra xem video của mình có bị thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID hay không.

  1. Đăng nhập vào YouTube Studio.
  2. Trên trình đơn bên trái, hãy chọn Nội dung .
  3. Nhấp vào thanh bộ lọc sau đó Bản quyền.
  4. Tìm video mà bạn quan tâm.
  5. Trong cột Hạn chế, hãy di chuột lên mục Bản quyền.
    • Bản quyền: Video có thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID.
    • Bản quyền – Yêu cầu gỡ bỏ: Video đang có yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền, còn gọi là "yêu cầu gỡ bỏ".
Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào XEM CHI TIẾT trên văn bản xuất hiện khi bạn di chuột lên để mở trang Thông tin chi tiết về bản quyền trong video.

Tìm bên xác nhận quyền sở hữu video của bạn

  1. Làm theo các bước ở trên để tìm video có thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID.
  2. Trong cột Hạn chế, hãy nhấp vào XEM CHI TIẾT trên văn bản xuất hiện khi bạn di chuột lên.
  3. Trong cột Ảnh hưởng đến video, hãy di chuột lên hàng tương ứng để xem thông tin của chủ sở hữu bản quyền.

Việc bạn không nhận ra chủ sở hữu bản quyền không có nghĩa là thông báo xác nhận quyền sở hữu đó không hợp lệ. Ngoài ra, nếu video của bạn nhận được thông báo xác nhận quyền sở hữu từ "một hoặc nhiều hiệp hội thu phí tác quyền xuất bản âm nhạc", thì bạn nên tìm hiểu thêm về hiệp hội thu phí tác quyền.

Lưu ý:
  • Bạn có thể nhận được thông báo xác nhận quyền sở hữu từ nhiều chủ sở hữu bản quyền đối với nhiều đoạn trong video của mình.
  • Nếu nội dung đó có nhiều chủ sở hữu bản quyền ở nhiều quốc gia/khu vực, thì bạn có thể nhận được nhiều thông báo xác nhận quyền sở hữu đối với cùng một video hoặc đoạn video.

Quản lý thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID

Tuỳ theo tình huống, bạn có một vài cách để phản hồi thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID:

Giữ nguyên
Nếu cho rằng một thông báo xác nhận quyền sở hữu là hợp lệ, thì bạn không cần làm gì cả và để nguyên thông báo đó trên video. Bạn vẫn có thể thay đổi quyết định lúc khác.
Loại bỏ nội dung đã được xác nhận quyền sở hữu

Nếu cho rằng một thông báo xác nhận quyền sở hữu là hợp lệ, thì bạn có thể loại bỏ nội dung được xác nhận quyền sở hữu mà không phải tải một video mới lên. Nếu bạn thực hiện thành công một trong các thao tác dưới đây, thì hệ thống sẽ tự động xoá thông báo xác nhận quyền sở hữu:

  • Cắt bỏ đoạn video: Bạn có thể loại bỏ phân đoạn được xác nhận quyền sở hữu khỏi video của mình.
  • Thay thế bài hát: Nếu âm thanh trong video của bạn được xác nhận quyền sở hữu, thì bạn có thể thay thế âm thanh đó bằng âm thanh khác trong Thư viện âm thanh của YouTube.
  • Tắt tiếng bài hát: Nếu âm thanh trong video của bạn được xác nhận quyền sở hữu, thì bạn có thể tắt âm thanh đó. Bạn có thể chọn tắt tiếng chỉ bài hát đó hoặc toàn bộ âm thanh trong video.
Chia sẻ doanh thu
Chia sẻ doanh thu: Nếu bạn đang tham gia Chương trình Đối tác YouTube và nhạc trong video của bạn được xác nhận quyền sở hữu, thì bạn có thể chia sẻ doanh thu với nhà xuất bản âm nhạc.
Phản đối thông báo xác nhận quyền sở hữu

Nếu cho rằng một thông báo xác nhận quyền sở hữu là không hợp lệ, thì bạn có thể phản đối thông báo đó nếu tin rằng mình có tất cả các quyền cần thiết để sử dụng nội dung đã được xác nhận quyền sở hữu.

Nếu bạn dự định phản đối một thông báo xác nhận quyền sở hữu và đang kiếm tiền từ video của mình, hãy chắc chắn bạn hiểu rõ cách hoạt động của tính năng kiếm tiền trong quá trình phản đối. Xin lưu ý rằng YouTube không hoà giải các tranh chấp về bản quyền.

Nếu bạn phản đối một thông báo xác nhận quyền sở hữu mà không có lý do chính đáng, thì chủ sở hữu bản quyền có thể yêu cầu gỡ bỏ video của bạn. Nếu chúng tôi nhận được yêu cầu hợp lệ để gỡ bỏ video của bạn vì lý do vi phạm bản quyền, thì tài khoản của bạn sẽ phải nhận một cảnh cáo vi phạm bản quyền.

Câu hỏi thường gặp

Tôi có gặp rắc rối nếu video của mình bị thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID không?

Thường là không. Chủ sở hữu bản quyền là những người quyết định xem người khác có thể sử dụng lại nội dung được bảo hộ bản quyền của họ hay không. Họ thường cho phép sử dụng nội dung của mình trong các video đã được xác nhận quyền sở hữu để đổi lấy việc chạy quảng cáo trên những video đó. Quảng cáo có thể chạy trước hoặc trong lúc video phát (nếu video dài hơn 8 phút).

Nếu chủ sở hữu bản quyền không muốn người khác sử dụng lại nội dung của mình, họ có thể:

  • Chặn video: Chủ sở hữu bản quyền có thể chặn một video, tức là video đó sẽ không xem được trên YouTube. Video đó có thể bị chặn trên toàn thế giới hoặc chỉ ở một số quốc gia/khu vực.

  • Hạn chế video trên một số nền tảng: Chủ sở hữu bản quyền có thể hạn chế nội dung của mình xuất hiện trên những ứng dụng hoặc trang web họ chọn. Việc này không thay đổi phạm vi cung cấp nội dung đó trên YouTube.

Tôi có thể làm gì nếu thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID là không hợp lệ?
Nếu cho rằng một thông báo xác nhận quyền sở hữu là không hợp lệ, thì bạn có thể phản đối thông báo đó nếu tin rằng mình có tất cả các quyền cần thiết để sử dụng nội dung đã được xác nhận quyền sở hữu.
Xin lưu ý rằng nếu bạn phản đối một thông báo xác nhận quyền sở hữu mà không có lý do hợp lệ, thì chủ sở hữu bản quyền có thể yêu cầu gỡ bỏ video của bạn. Nếu yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền đó hợp lệ, thì kênh của bạn sẽ phải nhận một cảnh cáo vi phạm bản quyền.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?
Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
6834619073339105729
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
59
false
false